-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tủ điều khiển chiếu sáng dùng cho các hệ thống đèn chiếu sáng trong các khu vực công cộng như: đường phố, khu đô thị, vườn hoa, công viên, cầu… hay trong trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay, sân vận động, …
Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng cắt theo thời gian thực như Timer hoặc các bộ điều khiển có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như PLC, Vi điều khiển. Tùy theo yêu cầu hoạt động của hệ thống chiếu sáng, tủ chiếu sáng có thể được thiết kế chức năng đơn giản hoặc phức tạp thậm chí chức năng thông minh tự động nhận biết điều kiện chiếu sáng để bật tắt bóng đèn cũng như điều chỉnh cường độ sáng phù hợp.
Thiết kế và lắp ráp các loại tủ điện chiếu sáng:
Loại 1 - Tủ điện chiếu sáng Timer: sử dụng Timer để đặt thời gian bật / tắt bóng đèn.
Có 2 chế độ hoạt động: tự động và bằng tay.
Cài đặt thông số hoạt động bằng cách đặt giờ Timer
Dùng được cho 3 kiểu hệ thống chiếu sáng:
- Hệ thống chiếu sáng bật / tắt tất cả các bóng đèn 100% công suất, 2 khoảng thời gian trong ngày.
- Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện bật / tắt xen kẽ 1/2 số bóng đèn 100% công suất, 3 khoảng thời gian trong ngày.
- Hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện bật / tắt tất cả các bóng đèn với 2 chế độ sáng 100% công suất hoặc một phần công suất (chế độ sáng yếu), 3 khoảng thời gian trong ngày.
Cho phép cài đặt 3 khoảng thời gian trong ngày, thay đổi được bằng cách đặt lại hẹn giờ của Timer. Ví dụ:
- Từ 0h - 6h: bật 1/2 số bóng đèn (bật / tắt xen kẽ) hoặc sáng yếu (đối với bóng đèn cho phép điều chỉnh công suất).
- Từ 6h - 18h: tắt tất cả các bóng.
- Từ 18h - 24h: bật tất cả các bóng.
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư thấp.
- Thao tác vận hành đơn giản.
Nhược điểm:
- Không cho phép cài đặt chế độ điều khiển phức tạp.
- Không cho phép điều khiển nhiều cụm đèn với chế độ hoạt động khác nhau.
- Không có chức năng giám sát và điều khiển từ xa.
Loại 2 - Tủ điện chiếu sáng sử dụng bộ điều khiển lập trình được (PLC).
Có 2 chế độ hoạt động: tự động và bằng tay.
Cài đặt thông số hoạt động thông qua phím chức năng.
Chi phí đầu tư trung bình.
Ưu điểm:
- Cài đặt chế độ hoạt động linh hoạt theo thời gian và công suất của đèn.
- Tự động thay đổi chế độ sáng theo mùa.
- Ngoài điều khiển đèn chiếu sáng có thể điều khiển hệ thống đèn trang trí nhiều màu sắc.
- Có nhiều đầu ra cho phép điều khiển nhiều cụm đèn với chế độ hoạt động khác nhau.
Nhược điểm:
- Cần có hỗ trợ kỹ thuật khi cài đặt thông số điều khiển.
- Không có chức năng giám sát và điều khiển từ xa.
Loại 3 - Tủ điện chiếu sáng truyền thông: sử dụng PLC làm bộ điều khiển trung tâm, có module truyền thông, phần mềm để giám sát và điều khiển từ trung tâm.
Được sử dụng cho các hệ thống chiếu sáng hiện đại.
Các chức năng tương tự như tủ chiếu sáng PLC ngoài ra được tích hợp module truyền thông và phần mềm giám sát từ xa. Tại phòng điều khiển trung tâm có thể giám sát trạng thái hoạt động, điều khiển thông qua giao diện phần mềm trên máy tính.
Chi phí đầu tư cao.
Tủ điện chiếu sáng do Nihaco chế tạo có dòng định mức từ 20 ÷ 200A, thậm chí cao hơn tùy theo yêu cầu. Tủ có bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Thiết bị lắp ráp tủ điện chiếu sáng là của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Schneider, LS, Seamens... đảm bảo độ an toàn, ổn định và tuổi thọ lâu dài