Thời gian làm việc: Từ 7h30 đến 17h30

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP Ở BIẾN TẦN?

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP Ở BIẾN TẦN 

Hiện nay, biến tần là một trong những thiết bị vô cùng quan trọng trong việc thay đổi tần số cũng như thay đổi tốc độ động cơ theo nhu cầu của người sử dụng. Chính vì thế, biến tần đang được sử dụng rộng rãi tại các xưởng sản xuất, trong các nhà máy. Tuy nhiên trong quá trình ứng dụng biến tần vào dây chuyền sản xuất sẽ không thể tránh khỏi những tình huống không mong muốn như cháy, nổ biến tần. Để có thể khắc phục được vấn đề này thì chúng ta cần tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cháy nổ của biến tần và có thể kịp thời đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Cùng Nihaco tìm hiểu rõ hơn về các nguyên nhân khiến biến tần cháy nổ nhé!

Nhân viên kỹ thuật Nihaco lắp đặt biến tần Veichi

NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHO NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP Ở BIẾN TẦN:

Trong quá trình vận hành biến tần có thể xảy ra các lỗi hoặc sự cố, hãy cùng chúng tôi điểm qua một vài lỗi tiêu biển mà đa số các chủ doanh nghiệp, các cơ sở, nhà máy sản xuất đều gặp phải:

1. Lỗi OC

Lỗi OC là lỗi quá dòng, được chia làm 3 trường hợp OC1, OC2, OC3 tương ứng với quá dòng trong khi biến tần đang tăng tốc, giảm tốc và chạy tốc độ ổn định. Khi gặp những lỗi này, cần phân biệt thời điểm biến tần báo lỗi là khi nào: khi chưa kết nối motor với biến tần, khi motor được kết nối với biến tần hay biến tần đang chạy đầy tải ổn định nhưng thỉnh thoảng báo lỗi OC.

Biến tần Veichi AC310

1.1. Biến tần báo lỗi OC khi chạy nhưng chưa kết nối với motor, có thể do các nguyên nhân sau:

   -   Module IGBT hỏng.

   -   Pha ngõ ra chạm đất.

   -   Mạch đo dòng bị lỗi.

1.1.2. Đề xuất hướng giải quyết: 

   -   Kiểm tra lại Module IGBT.

   -   Đo kiểm tra cách điện các pha ngõ ra với đất.

   -   Kiểm tra mạch dò dòng của biến tần.

1.2. Biến tần báo lỗi OC khi chạy đã kết nối với motor có thể do:

   -   Công suất biến tần không phù hợp với công suất motor.

   -   Thời gian tăng tốc quá ngắn hoặc thông số motor cài đặt chưa đúng.

   -   Tải quá nặng.

   -   Motor hỏng cách điện hoặc dây nối motor với biến tần bị chạm đất.

   -   Mạch đo dòng của biến tần bị lỗi.

   -   Motor bị kẹt trục.

1.2.2. Đề xuất hướng giải quyết:

   -   Nếu giá trị ghi nhận được lớn hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần thì: Kiểm tra công suất biến tần xem có phù hợp không, kiểm tra tải xem có bị kẹt không, giảm tải rồi thử lại.

   -   Autoturning thông số motor, thử chọn chế độ điều khiển sensorless vector cho biến tần.

   -   Kiểm tra xem motor có bị quá tải hay không.

   -   Nếu giá trị ghi nhận được nhỏ hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần: trường hợp này phần lớn là do motor hoặc dây dẫn bị hỏng cách điện gây chạm đất khi chạy.

   -   Kiểm tra cách điện của motor và dây dẫn.

   -   Thử dùng biến tần này điều khiển motor khác có công suất tương đương, hoặc dùng biến tần khác có công suất tương đương điều khiển motor này xem có xảy ra lỗi không để loại trừ nguyên nhân.

2. Lỗi UV

Mã lỗi Uv là lỗi điện áp DC bus thấp hơn mức ngưỡng dưới cho phép: dưới 180V với cấp điện áp 220V và dưới 350V với cấp điện áp 380V.

Biến tần Veichi AC70E

2.1. Do điện áp nguồn quá thấp nên khi biến tần chạy kéo tải sẽ gây sụt áp trên DC bus.

   -   Công suất nguồn không đủ.

   -   Dây dẫn quá nhỏ.

   -   Tải công suất lớn dùng chung nguồn điện khởi động làm sụt áp.

2.1.2. Đề xuất hướng giải quyết:

   -   Tăng công suất nguồn.

   -   Thay dây dẫn lớn hơn.

   -   Dùng phương pháp khởi động mềm cho các tải công suất lớn dùng chung nguồn điện.

3. Lỗi OH1, OH2

2 lỗi này còn được dân kỹ thuật gọi bằng một cái tên khác là lỗi OH1 (Quá nhiệt độ chỉnh lưu), OH2 (Quá nhiệt khổi IGBT), 2 lỗi này có chung nguyên nhân lỗi và hướng giải quyết.

3.1. Nguyên nhân

   -   Nhiệt độ xung quanh biến tần quá cao.

   -   Quạt biến tần không hoạt động.

   -   Hệ thống thông gió giải nhiệt bị tắc nghẽn.

   -   Môi trường xung quanh phát ra nhiệt cao.

3.1.2. Đề xuất hướng giải quyết:

   -   Kiểm tra môi trường xung quanh biến tần.

   -   Kiểm tra hệ thống giải nhiệt của biến tần.

   -   Kiểm tra quạt.

4. Lỗi OL1

Đây là lỗi quá tải động cơ, xảy ra khi dòng điện ngõ ra của biến tần lớn hơn giá trị dòng điện được cài đặt trong nhóm thông số động cơ (P2.05, P02.05).

Đội ngũ kỹ thuật Nihaco thực hiện sửa chữa biến tần cho khách hàng

4.1. Nguyên nhân

   -   Động cơ quá quá tải do bị kẹt hoặc chọn công suất chưa phù hợp.

   -   Cài đặt thông số dòng điện động cơ và thông số bảo vệ quá tải động cơ chưa phù hợp.

   -   Điện áp nguồn cấp không đủ.

   -   Biến tần bị lỗi.

4.1.2. Đề xuất hướng giải quyết:

   -   Kiểm tra và giảm tải.

   -   Kiểm tra điện áp nguồn cấp.

   -   Điều chỉnh thông số P2.05, P02.05, P02.27, Pb.03 cho phù hợp.

5. Lỗi OL2

Lỗi này còn được dân kỹ thuật gọi với một cái tên khác là OL2 (Quá tải biến tần).

5.1. Nguyên nhân

   -   Tải quá lớn.

   -   Thời gian tăng giảm tốc quá thấp.

   -   Đặc tuyến V/F không phù hợp.

   -   Công suất biến tần quá nhỏ so với động cơ.

5.1.2. Đề xuất hướng giải quyết:

   -   Chọn biến tần có công suất phù hợp.

   -   Tăng thời gian tăng/giảm tốc.

   -   Điều chỉnh đặc tuyến V/F cho phù hợp.

NIHACO AUTOMATION CUNG CẤP DỊCH VỤ SỬA CHỮA – TRAO ĐỔI MUA BÁN SẢN PHẨM BIẾN TẦN UY TÍN:

Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Nihaco Automation tự tin trở thành đối tác đồng hành cùng doanh nghiệp của bạn. Với phương châm hoạt động “Giá trị tạo niềm tin”, Nihaco luôn mang đến cho quý Khách hàng các giải pháp dịch vụ:

          -   Cung cấp vật tư điện, thiết bị điện - tự động hóa và điều khiển công nghiệp.

          -   Dịch vụ sửa chữa biến tần tại Hải Phòng.

          -   Khảo sát, tư vấn kỹ thuật miễn phí, cùng khách hàng đưa ra giải pháp tối ưu.

          -   Thiết kế, thi công tủ bảng điện: tủ điện điều khiển, tủ điện động lực, tủ điện chiếu sáng…

          -   Lập trình, tích hợp hệ thống PLC, HMI, SCADA và các hệ thống giám sát, điều khiển.

Bình luận của bạn