Thời gian làm việc: Từ 7h30 đến 17h30

CẤU TẠO, ỨNG DỤNG VÀ MỘT SỐ LỖI CƠ BẢN CỦA MÀN HÌNH HMI

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÀN HÌNH HMI:

Hệ thống tự động hóa với nhiều thiết bị vận hành, điều khiển máy móc sản xuất công nghiệp hiệu quả và đảm bảo độ chính xác cao. Màn hình HMI là thiết bị quan trọng trong tự động hóa sản xuất, giúp người giao tiếp với máy, theo dõi vận hành hệ thống hiệu quả. Thiết kế màn hình được tối ưu với điều kiện làm việc công nghiệp nhưng cũng có những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.

Màn hình HMI trong lớp giới thiệu tới các học viên

Vậy HMI là gì? HMI là một từ rất quen thuộc đối với những người hoạt động trong ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong các lĩnh vực điều khiển tự động hóa thông minh. Khi nhắc đến HMI thì chúng ta thường nghĩ đến nó như là một loại màn hình hiển thị có khả năng giao tiếp với các bộ điều khiển. Thật vậy, đó là những loại HMI hiện nay (tức là các dòng HMI hiện đại), tuy nhiên trước đó đã có tồn tại một loại HMI thô sơ hơn (tạm gọi là HMI truyền thống).

Cùng Nihaco tìm hiểu chi tiết hơn về cấu tạo, một số lỗi cơ bản và cấu tạo của màn hình HMI nhé!

CẤU TẠO:

Dựa theo các cách phân loại HMI phía trên, tựa chung chúng ta có thể thấy được HMI bao gồm 3 phần chính:

     -   Phần cứng: màn hình, chíp, nút nhấn, thẻ nhớ và các cổng kết nối.

     -   Phần mềm: viết chương trình, cấu hình phần cứng, thiết lập truyền thông và thiết kế giao diện HMI.

     -   Truyền thông: bao gồm các cổng kết nối, giao thức truyền thông như: USB, RS232/422/485, Ethernet, CANbus, MODBUS, MQTT, EtherNet/IP, CANopen, SNMP, ... và các tính năng nâng cao, mở rộng.

Cấu tạo HMI

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC:

Màn hình HMI được thiết kế giúp người dùng giao tiếp với máy, điều khiển, vận hành thiết bị hiệu quả. Nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, màn hình HMI bị hư hỏng, gặp lỗi không thể giao tiếp như bình thường. Khi gặp những vấn đề lỗi, người dùng cần xác định chuẩn xác để có thể chuẩn đoán chính xác lỗi hư hỏng. Sau đây, Nihaco sẽ chỉ ra một số lỗi phổ biến và cách khắc phục, sửa chữa:

     1.   Lỗi hư hỏng phần cảm ứng hoặc phím bấm màn hình.

Là lỗi thường gặp nhất khi sử dụng màn hình HMI Siemens sau khoảng 5 – 7 năm. Loại màn hình này có thiết kế tấm cảm ứng dạng điện trở nên khi người dùng bấm quá nhiều vào một điểm trên màn hình HMI Siemens dẫn đến:  lỗi lệch điểm, nhấn không tiếp nhận thông tin, màn hình không lên, ...

          +   Đề xuất hướng giải quyết

     -   Lỗi lệch điểm: Tiến hành vào System Config và chọn Calib điều chỉnh lại điểm cảm ứng. Nếu màn hình báo đã hiệu chỉnh thành công, cơ hội sửa lỗi là 80%. Trường hợp, lỗi lệch điểm cảm ứng không thể khắc phục, cần thay mới màn hình.

     -   Nhấn không tiếp nhận thông tin: Kiểm tra dây nối bên trong bo mạch có bị đứt hay không hoặc kết nối PLC có bị lỏng không. Nếu dây kết nối PLC bị lỏng cần cắm lại, bo mạch bị đứt thì nối lại nhưng cần sự hỗ trợ của thợ có chuyên môn.

     -   Không lên màn hình: Kiểm tra nguồn cấp có lỏng, có bị hỏng không, kiểm tra đèn led màn hình còn hoạt động không hay đã bị cháy. Nếu đèn bị cháy có thể thay mới để màn hình HMI hoạt động trở lại.

     2.   Lỗi hư phần hiển thị LCD

Khi màn hình sử dụng liên tục trong thời gian dài hoặc trong môi trường bụi bẩn, độ ẩm cao sẽ dẫn tới tuổi thọ của các linh kiện giảm, gây lên lỗi hư phần hiển thị LCD. Trên màn hình HMI, phần hiển thị LCD cũng rất dễ bị hư hỏng với các lỗi như loang, mờ LCD, lên màn hình trắng hoặc không sáng đèn…

     +   Đề xuất hướng giải quyết

Phương án khắc phục là thay thế phần hiển thị (LCD) mới cho màn hình, đáp ứng thời gian và tiết kiệm chi phí cho khách hàng, tuổi thọ từ 5-7 năm tùy thuộc vào môi trường hoạt động của màn hình.

     3.   Lỗi hư bo cao áp, hư bóng đèn

Khi bạn khởi động màn hình lên nhưng không thấy xuất hiện ánh sáng trên màn hình LCD. Điều này chứng tỏ bo cao áp hoặc bóng LCD bị hư cần được sửa chữa. Đây là lỗi xuất hiện khi bạn bật màn hình nhưng LCD không xuất hiện ánh sáng dù cảm ứng còn tác dụng.

     +   Đề xuất hướng giải quyết

Phương án khắc phục là thay thế bo cao áp mới hoặc liên hệ ngay với các cơ sở sửa chữa để lên phương an sửa chữa cụ thể.

     4.   Lỗi không kết nối được hoặc nhập liệu không được

Có thể đứt dây kết nối từ PLC hoặc thiết bị khác tới màn hình. Màn hình HMI nếu không kết nối được sẽ lên các dấu # và báo lỗi, ở các màn hình khác thì sẽ xuất hiện lỗi dạng “COM1 & COM2 or PLC Connection Fault”.

     +   Đề xuất hướng giải quyết

Phương án khắc phục là nhà sản xuất có thể liên hệ tới các cơ sở sửa chữa để thay thế trực tiếp hoặc lên phương án sửa chữa cụ thể thay thế đường truyền kết nối.

ỨNG DỤNG:

     -   Công nghiệp sản xuất, chế tạo máy, nâng cấp hệ thống và máy móc tự động

     -   Sản xuất, nâng cấp các dây chuyền tự động hóa công nghiệp

     -   Tự động hóa tòa nhà, điều khiển, quản lý, giám sát BMS, HAVC, BTS, ...

     -   Công nghệ điều khiển bơm công nghiệp, xử lý nước, nước thải

     -   Quản lý, giám sát năng lượng điện, dầu, khí, gas, ...

     -   Trường đại học, trung tâm đào tạo, dạy nghề

     -   Nhà thông minh (smart home)

     -   Quan trắc môi trường: hiển thị, theo dõi, thu thập dữ liệu và giám sát từ xa

Nhân viên kỹ thuật Nihaco đang cài đặt màn hình HMI

Là nhà phân phối biến tần miền Bắc, Nihaco cung cấp các dịch vụ:

           -   Cung cấp vật tư điện, thiết bị điện - tự động hóa và điều khiển công nghiệp.

           -   Dịch vụ sửa chữa biến tần tại Hải Phòng.

           -   Khảo sát, tư vấn kỹ thuật miễn phí, cùng khách hàng đưa ra giải pháp tối ưu.

           -   Thiết kế, thi công tủ bảng điện: tủ điện điều khiển, tủ điện động lực, tủ điện chiếu sáng…

           -   Lập trình, tích hợp hệ thống PLC, HMI, SCADA và các hệ thống giám sát, điều khiển.

Bình luận của bạn